Tìm hiểu trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi đã biết làm gì?

Tìm hiểu trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi đã biết làm gì?

Cũng giống như những tháng trước, sự phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi sẽ tiếp tục mang đến niềm vui, sự bất ngờ cho cha mẹ. Vậy bé có những thay đổi như thế nào? Bé đã biết làm gì? Cha mẹ cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

1. Sự phát triển về thể chất và một số vấn đề sức khỏe bé thường gặp

1.1. Sự phát triển thể chất và nhu cầu giấc ngủ, dinh dưỡng

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi

- Trung bình, trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi tăng trưởng khoảng 500g và cao thêm khoảng 2cm so với tháng trước. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ 5 tháng tuổi đạt được như sau:

+ Bé trai có cân nặng khoảng 6,1 - 9,2kg và cao khoảng 61,9 - 79,9cm.

+ Bé gái nặng khoảng 5,5 0 8,7kg và có chiều cao từ 59,9 - 68,2cm.

- Ở giai đoạn 5 tháng tuổi, bé thường ngủ tầm 2-3 giấc mỗi ngày, mỗi giấc kéo dài khoảng 2,5 giờ. Bé có thể thức tối đa từ 2-2,5 tiếng. Lượng uống sữa của trẻ giai đoạn này cũng tăng cao. Nếu bé bú sữa công thức cần khoảng 5 bình/ngày. 

1.2. Vấn đề sức khỏe khi bé 5 tháng tuổi gặp phải

Trẻ sơ sinh dễ bị viêm đường hồhấp

Trẻ bị viêm đường hô hấp

Đa số trẻ sẽ xuất hiện chiếc răng đầu tiên khi 6 - 8 tháng tuổi. Thế nhưng, một số triệu chứng mọc răng sớm có thể xuất hiện ở tháng thứ 5. Các biểu hiện gồm: nổi mẩn ở cằm, chảy dãi nhiều, hay cáu kỉnh, cắn, vò đầu bứt tai và khó ngủ.

Ngoài ra, các bệnh phổ biến mà trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi thường mắc phải như tay chân miệng, cảm lạnh, nhiễm trùng tai, viêm hô hấp, sốt phát ban. Cha mẹ cần chú ý để đưa con đi khám, điều trị kịp thời.

Trẻ 6 tháng tuổi phát triển những gì?

2. Trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi đã biết làm gì?

2.1. Phát triển về kỹ năng vận động

Trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi có thể đứng

Bé có thể đứng nếu được hỗ trợ 

- Ở độ tuổi này, bé có thể kiểm soát được tay nên khả năng cầm nắm tốt hơn rất nhiều so với tháng trước. Bé có khả năng đưa tay và chộp lấy đồ vật rất nhanh. Mẹ có thể nhận thấy khi cho con ăn, bé có thể tự cầm được bình sữa.

- Đa số trẻ 5 tháng tuổi có thể tự lật úp mình khi nằm ngửa hoặc nằm nghiêng.

- Bé có thể giữ cơ thể đứng thẳng bằng hai chân nếu được người lớn nâng đỡ. Ngoài ra, các động tác nhún nhảy bằng cách co duỗi đầu gối cũng được bé làm thuần thục.

- Ở mốc 5 tháng tuổi, đa số các bé có thể ngồi được nếu được trợ giúp từ người lớn hoặc khi có gối chèn,... 

- Bé có thể nâng ngực lên khỏi mặt sàn bằng tay nếu được nằm úp. Ngoài ra, bé còn có thể biết ngoài người, giơ tay ra rồi xòe các ngón tay để nắm và kéo một vật nào đó đặt ở gần trước mặt.

- Tầm nhìn xa tốt hơn: Bé có thể nhìn xa và nhận biết màu sắc khá tốt.

2.2. Khả năng phát triển nhận thức vượt trội

Trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi có nhận thức vượt trội

Trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi có nhận thức vượt trội

- Bé có thể theo dõi các vật đang chuyển động quanh mình như: đồ chơi, hoặc là người đi qua trước mặt.

- Bé có thể tìm được bố mẹ khi chơi trò ú òa. Điều này cho thấy, bé có thể hiểu các vật thể tồn tại ngoài tầm nhìn của mình.

- Bé biết từ chối với những điều mình không thích. Điều này được thể hiện rõ qua điệu bộ hoặc cử chỉ của bé với những gì bé không thích.

- Bé thường xuyên lặp lại hành động của mình để xem liệu hiệu ứng có thể xảy ra tương tự không. Ví dụ như, bé cầm trò chơi lúc lắc, phát ra âm thanh, bé sẽ lắc nó một lần nữa và thậm chí là đập để xem chuyện gì xảy ra.

- Dễ xao nhãng khi bị thu hút bởi vật khác hấp dẫn khác

- So với các tháng trước, bé 5 tháng tuổi phân biệt được ngày - đêm và có giấc ngủ sâu hơn, dài hơn vào ban đêm.

2.3. Khả năng giao tiếp và cảm xúc phát triển

Khả năng giao tiếp của bé 5 tháng phát triển

Khả năng giao tiếp của bé 5 tháng phát triển

- Bé có thể cười đáp lại nếu có ai cù một cách nhẹ nhàng hoặc có khuôn mặt tươi vui, phát ra âm thanh vui nhộn.

- Bé có thể tỏ ra sợ hãi, khóc nếu như có ai đó lớn tiếng với bé hoặc tỏ ra bình tĩnh, vui vẻ nếu ai đó nói chuyện nhẹ nhàng, vui vẻ.

- Bé rất thích ngắm mình trong gương và tỏ ra tò mò, thích thú nếu cha mẹ cho bé soi gương.

- Giai đoạn 5 tháng tuổi, bé rất thích chơi đùa với bố mẹ và người thân trong gia đình.

- Bé biết bập bẹ một chuỗi dài phụ âm như “ba-ba-ba” hoặc “ma-ma-ma”.

2.4. Các giác quan của bé phát triển

Thị giác của trẻ 5 tháng phát triển mạnh mẽ

Thị giác của trẻ 5 tháng phát triển mạnh mẽ

- Bé có thể cảm nhận được vị giác mỗi khi cho vật gì đó vào miệng. Điều này cũng cho thấy là bé sắp sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm ở tháng thứ 6.

- Khả năng phân biệt màu sắc của trẻ 5 tháng tuổi rất tốt so với trước đây.

- Khả năng thính giác tốt hơn trước thông qua việc bé biết quay đầu về phía âm thanh phát ra.

3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi phát triển toàn diện

Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn

Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn

- Cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ giúp tăng sức đề kháng cho con.

- Giai đoạn 5 tháng tuổi, bé đang trong thời kỳ tiêm ngừa vắc xin  nên cha mẹ cần chú ý lịch tiêm phòng cho con đầy đủ.

- Giữ môi trường xung quanh trẻ luôn được sạch sẽ, nhất là đồ chơi, vật dụng cho bé ăn uống.

- Đặt bé nằm sấp khoảng 10-15 phút giúp bé phát triển tầm nhìn. Cha mẹ lưu ý quan sát bé cẩn thận.

- Cùng xem và đọc sách có hình minh họa sinh động giúp bé phát triển ngôn ngữ, nhận thức cũng như kỹ năng giao tiếp.

- Cha mẹ nên chọn các đồ chơi có nhạc, nhiều màu sắc. Điều này sẽ giúp cải thiện khả năng thính lực, thị lực cho bé.

- Luôn để bé gặp gỡ người mới sẽ rất hữu ích giúp con phát triển nhận thức và cải thiện kỹ năng xã hội.

4. Những biểu hiện bất thường cha mẹ cần lưu ý

Bé hay quấykhóc

Bé quấy khóc, ít cười

- Không bập bẹ, thường xuyên im lặng: Đây là dấu hiệu nhận biết sớm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

- Chỉ sử dụng một tay: Dấu hiệu cảnh báo sự phát triển chậm của trẻ mà cha mẹ cần lưu ý.

- Không nhận biết được bố mẹ: Dấu hiệu cho biết khả năng nhận thức của trẻ đang chậm phát triển.

- Bé không cười mà chỉ khóc suốt đêm.

- Cầm nắm kém, vận động tay chân hạn chế.

- Không theo dõi sự chuyển động của vật thể.

- Không phản hồi với các âm thanh, giọng nói.

Với trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi, việc ăn, ngủ và chơi vẫn là hoạt động chính. Hi vọng rằng, với những thông tin trên đã giúp bố mẹ có thêm kiến thức về mốc phát triển đầu đời của con yêu mình. Đừng quên luôn theo dõi các bài viết hữu ích tại Mễ Mễ nhé bố mẹ!
Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.