Bỏ túi 4 bí quyết chăm sóc trẻ 10 tháng tuổi phát triển toàn diện

Bỏ túi 4 bí quyết chăm sóc trẻ 10 tháng tuổi phát triển toàn diện

Trẻ 10 tháng tuổi có nhiều thay đổi cả về thể chất lẫn trí tuệ. Bé trở nên hiếu động hơn, tự khám phá thế giới xung quanh mình. Vì thế, cha mẹ cần có phương pháp chăm sóc bé đúng cách để giúp con phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

1. Chỉ số phát triển của trẻ 10 tháng tuổi

Bảng chỉ số cân nặng và chiều cao của bé

Bảng chỉ số chiều cao, cân nặng của WHO

Ở giai đoạn này, cân nặng của bé thường sẽ gấp 3 lần so với lúc mới sinh. Tốc độ phát triển của mỗi bé sẽ không giống nhau phụ thuộc vào yếu tố môi trường, di truyền và chế độ dinh dưỡng.

Theo bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của tổ chức Y tế thế giới WHO, bé 10 tháng tuổi có cân nặng cụ thể như sau:

- Bé trai: chiều dài từ 68,7 - 77,9cm và cân nặng đạt từ 7,4 - 11,4kg.

- Bé gái: chiều dài từ 66,5 - 76,4cm và cân nặng đạt từ 6,7 - 10,9kg.

Ngoài ra, trong giai đoạn tuổi này não và răng bé phát triển khá ấn tượng. Bé có chu vi vòng đầu khoảng 42cm, nặng 350g và đạt khoảng 70% so với người trưởng thành. Còn răng tùy mỗi trẻ có sự phát triển khác nhau. Nhìn chung bé từ 6 - 12 tháng tuổi sẽ mọc được khoảng 4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới. 

Trẻ 11 tháng tuổi biết làm gì?

2. Sự phát triển ở trẻ 10 tháng tuổi

2.1. Phát triển vận động

Trẻ 10 thángtuổi

Trẻ 10 tháng tuổi

- Bé tự do khám phá thế giới xung quanh mình bằng cách bò hoặc đứng dậy khi đang ngồi.

- Có thể cầm những vật nhỏ bằng tay và phát hiện những đồ vật quanh mình một cách nhanh chóng.

- Bé học được cách xếp hình đồ vật hoặc là chồng các cốc lên nhau.

- Bé 10 tháng tuổi có thể giữ được đồ chơi một tay còn tay kia làm việc khác.

2.2. Giao tiếp của bé có gì đặc biệt?

Khả năng giao tiếp của bé 10 thángtuổi

Khả năng giao tiếp của bé 10 tháng tuổi

- Bé có thể bắt chước mọi thứ xung quanh mình qua việc quan sát như chải tóc, gọi điện thoại,...

- Biết lắng nghe âm thanh của từ ngữ và theo dõi các phản ứng của người lớn đối với mỗi tình huống để đánh giá.

- Bé có thể hiểu và làm theo những yêu cầu đơn giản như vỗ tay, chào tạm biệt,...

- Trẻ có thể nói được từ đầu tiên ở giai đoạn 10 tháng tuổi như bố, mẹ, bà,...

2.3. Tính cách và khả năng ghi nhớ của bé 10 tháng tuổi ra sao?

Khả năng ghi nhớ của bé 10 tháng khá tốt

Khả năng ghi nhớ của bé 10 tháng khá tốt

Ở thời điểm này, khả năng ghi nhớ của bé đã tốt hơn trước rất nhiều. Bé có thể nhận ra nhiều khuôn mặt quen thuộc cũng như ghi nhớ đồ chơi để đâu rất tốt. 

Đối với tính cách của bé có đặc điểm riêng biệt. Bé thích giao tiếp xã hội hơn, hay mỉm cười hoặc là nhút nhát, e dè. Ngoài ra, bé còn có những suy nghĩ rất riêng. Điều này bố mẹ có thể dễ dàng nhận ra khi bé không thích điều gì đó sẽ phản đối kịch liệt.

3. Chăm sóc trẻ 10 tháng tuổi như thế nào để bé phát triển toàn diện

3.1. Luôn đảm bảo an toàn, tăng khả năng nhận biết cho bé khi vận động

Luôn đảm bảo cho bé vận động an toàn

Luôn đảm bảo cho bé vận động an toàn

- Trong giai đoạn này, vợ chồng bạn nên thiết kế lại nhà cửa để tạo những khoảng chơi an toàn cho con. Hãy lưu ý gắn thêm cửa để giữ an toàn cho bé. 

- Cho bé tránh xa tầm với những vật có kích thước nhỏ bởi trẻ có thể đưa vào miệng và nuốt gây nguy cơ nghẹt thở.

- Cha mẹ lựa chọn đầu chơi phù hợp, kích thích trí não, giác quan bé phát triển. Ví dụ nên mua đồ chơi hình con vật, hình khối, nhiều màu sắc. Lưu ý chọn đồ chơi an toàn, có nguồn gốc rõ ràng.

3.2. Luôn tăng cường giao tiếp với bé

Luôn giao tiếp vớibé

Tăng cường giao tiếp với bé

- Bố mẹ hãy tường thuật lại cho bé nghe nhiều câu chuyện khác nhau. Khi bé ê a rồi ngừng bố mẹ có thể đáp lời bé. 

- Dành thời gian bế bé đi dạo và trò chuyện để bé ngắm nhìn mọi việc đang diễn ra xung quanh mình. Điều này giúp bé cảm nhận được sự chuyển động trong từng bước đi của bố, mẹ cùng sự yêu thương, tạo cho bé cảm giác an toàn và yên tâm hơn.

3.3. Chế độ dinh dưỡng luôn được đảm bảo đầy đủ

Đa dạng nguồn dinh dưỡng chobé

Đa dạng nguồn dinh dưỡng cho bé

- Năng lượng cần thiết để cung cấp cho bé trong giai đoạn này thường là 800 1000 calo/ngày.

- Luôn đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ 3 bữa chính và các bữa phụ chia đều trong ngày. Khẩu phần ăn của trẻ luôn đầy đủ 4 nhóm cơ bản:

+ Chất tinh bột (đỗ, gạo, ngũ cốc,...): 20 - 25g

+ Chất đạm (cá, tôm, thịt,...):  30 - 40gr

+ Chất béo (dầu, mỡ): 10g

+ Các loại vitamin và khoáng chất (củ quả, rau xanh,...): 10 - 15g
Những bé biếng ăn có thể ăn nhiều bữa hơn và các món cha mẹ nên đa dạng và thay đổi liên tục cho con.

- Mỗi ngày, trong thực đơn của bé 10 tháng tuổi cần có thêm sữa và chế phẩm từ sữa. Ngoài ra, bố mẹ cần tăng cường cho bé ăn thêm các loại hoa quả chín, uống nước trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất.

3.4. Cho bé ăn đúng cách

Cho bé ăn đúngcách

Cho bé ăn đúng cách

- Độ tuổi này, bé sẽ có một vài cử chỉ như thò tay bốc thức ăn. Lúc này, bố mẹ không nên ngăn cản bé mà hãy tạo bầu không khí thoải mái giúp bé ăn ngon miệng. Để đảm bảo vệ sinh khi bé bốc thức ăn, cha mẹ có thể rửa tay sạch sẽ cho con trước khi ăn.

- Cha mẹ chuẩn bị một vài vật dụng như thìa, ly cho bé và để bé ngồi chung cùng bàn ăn với gia đình.

- Không dùng đồ chơi quá nhiều không phù hợp ở bữa ăn, khiến bé mất tập trung ăn uống.

- Tuyệt đối không nên để bé vừa ăn vừa xem các thiết bị điện tử hoặc bé đi ăn rong. Hành động này sẽ hình thành thói quen ăn uống và tình yêu ăn uống của bé sau này.

3.5. Tránh chấn thương khi ẵm bé

Tránh chấn thươngkhi ẵmbé

Tránh chấn thương khi ẵm bé

Bé càng lớn việc trông nom và bế bé càng vất vả hơn do phải sử dụng nhiều sức lực. Chính điều này có thể gây cho bé những chấn thương khi bế do vậy cha mẹ cần lưu ý giữ an toàn cho bé!

3.6. Xây dựng lịch sinh hoạt đúng cách cho bé

Xây dựng lịch sinh hoạt cho bé

Xây dựng lịch sinh hoạt cho bé

Thông thường, lịch sinh hoạt mỗi ngày của bé sẽ diễn ra như sau:

- 7 giờ sáng: Bố mẹ đánh thức bé dậy và cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức.

- 8 giờ sáng: Bé vui chơi, khám phá.

- 9 giờ sáng: Cho bé ăn cháo hoặc bột ăn dặm.

- 10 giờ sáng: Bố mẹ cho bé ngủ.

- 11 giờ sáng: Cho bé uống sữa.

- 13 giờ chiều: Bé ăn trưa bằng bột ăn dặm hoặc cháo.

- 14 giờ chiều: Cho bé ngủ khoảng 1 giờ.

- 15 giờ chiều: Cho bé ăn bữa chiều.

- 15 giờ 15 - 17 giờ chiều: Bé vui chơi cùng gia đình.

- 17 giờ chiều: Bé ăn bữa tối

- 18 giờ: Bé vui chơi, cha mẹ nên trò chuyện nhiều hơn với con.

- 19 giờ: Cho bé uống sữa và đi ngủ.

4. Lưu ý khi chăm sóc bé 10 tháng tuổi

Lưu ý khi chăm sóc bé 10 tháng tuổi

Lưu ý khi chăm sóc bé 10 tháng tuổi

Trong quá trình chăm sóc con, nếu cha mẹ phát hiện những dấu hiệu bất thường sau thì nên đưa bé đi thăm khám để có hướng điều trị kịp thời:

- Bé không tự đứng dậy được trên 2 chân dù có người giúp đỡ.

- Bé không biết bò, ngồi hoặc tự lật được.

- Trẻ chưa có dấu hiệu bập bẹ những đơn âm như a, b,...

- Không nhận ra người thân.

- Không nhìn vào hướng người lớn chỉ.

- Không chuyển được đồ chơi từ tay này sang tay kia.

Có thể thấy rằng, trẻ 10 tháng tuổi đã trải qua một cột mốc đáng nhớ với sự phát triển thể chất, trí tuệ vượt bậc. Hi vọng rằng, với những kiến thức chăm sóc trên đã giúp cha mẹ có thể bí quyết nuôi dạy bé một cách hoàn hảo, giúp con phát triển một cách toàn diện.
Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.