Muốn trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi thông minh cha mẹ nên biết điều này

Muốn trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi thông minh cha mẹ nên biết điều này

Trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi đã trở thành “nhà thám hiểm tí hon” bò khắp mọi nơi để khám phá. Bé có thể hoạt động linh hoạt, điều chỉnh cảm xúc của mình. Vì thế, để giúp con phát triển trí não vượt bậc, kỹ năng toàn diện, cha mẹ nên tìm hiểu, áp dụng các phương pháp dưới đây.

1. 9 tháng tuổi trẻ phát triển như thế nào?

9 tháng tuổi bé phát triển như thế nào?

Bé 9 tháng tuổi phát triển như thế nào?

Bước sang tháng thứ 9, nhu cầu dinh dưỡng của bé cần khoảng 750 - 900 calo mỗi ngày. Trong đó, khoảng một nửa calo cung cấp hàng ngày đến từ sữa. Bé có thể ăn cháo, các món ăn đa dạng hơn như trái cây, rau xay nhuyễn, mì ống, trứng, thịt, cá,... 

Về chiều cao, cân nặng, bé đã đạt mốc như sau:

- Bé gái: Nặng 8,2 kg và cao 70 cm

- Bé trai: Nặng 8,9 kg và cao 72 cm

Ở giai đoạn này, bé đã bắt đầu thể hiện các kỹ năng vận động thô tốt hơn. 

- Về phát triển thể chất và nhận thức: Bé ngồi vững hơn, biết vẫy tay chào tạm biệt. Bé biết bò một cách thành thạo, ra hiệu cho bố mẹ biết đang hứng thú với đồ vật nào. Bé có thể tự bốc thức ăn bằng tay và cho vào miệng,...

- Phát triển trí tuệ: 9 tháng tuổi trẻ phát triển não bộ rõ nét thông qua việc nhớ vị trí của một số đồ vật. Bé thể hiện sự tò mò, thích khám phá mọi thứ xung quanh. Bé có thể thấy rõ màu sắc, bày tỏ sự lo lắng khi bố mẹ hay ông bà khi phải rời xa. Ngoài ra, bé còn biết học cách chơi đùa với một số loại đồ chơi như quả bóng, ô tô đồ chơi,...

2. Mẹ nên làm gì để trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi phát triển toàn diện?

Khi trẻ được 9 tháng tuổi đã bộc lộ rõ hơn cá tính của mình. Chính vì vậy, việc cần làm của cha mẹ nên tìm hiểu và có hướng nuôi dạy con tốt hơn thông qua việc đồng hành cùng bé.

2.1. Phát triển trí thông minh cho bé

Xây dựng lịch sinh hoạt cố định cho bé

Xây dựng lịch sinh hoạt cố định cho bé

Với sự phát triển của trí nhớ, bé bắt đầu chán ngấy những thứ quen thuộc xung quanh và bắt đầu tìm kiếm những trải nghiệm mới. Trẻ hiểu người và vật có tên riêng. Có thể đoán trước được những trình tự quen thuộc trong ngày giống mẹ. Ví dụ mẹ bưng bát lại tức là đến giờ ăn. Hay mở nước trong phòng tắm nghĩa là đến giờ tắm.

Để giúp bé phát triển toàn diện nhất, cha mẹ nên thực hiện theo phương pháp:

2.1.1. Chơi trốn tìm cùng con

Chơi trốn tìm cùngcon

Chơi trốn tìm cùng con

Mẹ hãy nấp sau cánh cửa hoặc lấp ló rồi gọi bé. Lúc này, bé cảm thấy rất hào hứng, thích thú vì tìm được mẹ. Mẹ hãy lặp lại việc gọi bé và nấp ở chỗ khác để bé đi tìm lần nữa.

Trò chơi này giúp bé hiểu được khái niệm tồn tại của một sự vật, sự việc và rất tốt để phát triển phản xạ, ghi nhớ của trẻ.

2.1.2. Xây dựng lịch sinh hoạt cố định

Thời gian biểu cho bé 9 tháng tuổi

Thời gian biểu cho bé 9 tháng tuổi

Mẹ hãy xây dựng hoạt động hàng ngày cho bé cố định và lặp lại. Ví dụ như lịch ăn, lịch ngủ, lịch vui chơi thời gian nào trong ngày. Với trí nhớ của bé có thể nhận biết những việc đã diễn ra ngày hôm qua, hôm kia và hôm nay sẽ diễn ra như thế nào. Sự nhất quán trong chuỗi hoạt động hàng ngày sẽ giúp tăng cảm giác an toàn cho bé cũng như khả năng nhận biết, suy nghĩ.

2.2. Phát triển cảm xúc

Bên cạnh việc phân biệt người lạ, người quen, bé đã bắt đầu học được hành vi như vẫy tay, chào tạm biệt. Để giúp bé phát triển cảm xúc mẹ nên:

2.2.1. Phân biệt người ngoài với người nhà

Bé sợ ngườilạ

Bé sợ người lạ

Khi gặp người lạ, mẹ hãy để bé tự thể hiện cảm xúc của mình như bé có thể sợ, khóc. Còn khi gặp người thân như ông bà, bố, anh chị em,... mẹ nên khuyến khích bé như vỗ tay, ạ, vui mừng,... Chính việc tìm ra điểm khác biệt giữa người nhà và người lạ sẽ giúp bé gắn kết người thân gia đình nhiều hơn.

2.2.2. Làm quen với người lạ mà gia đình quen biết

Bé làm quen với ngườilạ

Bé làm quen người lạ

Để giúp bé làm quen với người lạ (là bạn bè gia đình, hàng xóm) mẹ hãy gợi ý người lạ tương tác một cách từ tốn với bé. Ví dụ như mỉm cười, nói chuyện hoặc bế bé, chơi đồ chơi cùng bé.

Những điều cần biết cho trẻ 10 tháng tuổi để phát triển vượt trội

2.3.  Trò chơi kích thích trí thông minh cho bé 9 tháng tuổi

2.3.1. Trò chơi gắn với âm thanh

Đồ chơi chobé

Đồ chơi cho bé

Ở giai đoạn trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi, bé thường thích các đồ chơi nhiều màu sắc, hình thù sống động và phát ra âm thanh như búp bê, ô tô,... Trong lúc bé chơi để phát triển nhận thức đồ vật xung quanh cha mẹ nên nói cho bé tên của đồ chơi là gì kèm theo âm thanh đặc trưng. Ví dụ bé chơi con mèo cha mẹ nên đọc rõ con mèo. Đồng thời kêu “meo meo” để bé biết con mèo kêu như thế nào.

Trong lúc bé chơi, cha mẹ nên cố gắng chỉ từng chi tiết của đồ chơi gồm những gì. Ví dụ như ô tô có bánh xe, có còi,...

2.3.2. Album ảnh

Tranh độngvật

Tranh con vật cho bé

Bé cũng rất thích album ảnh nhiều màu sắc, hình thù lúc 9 tháng tuổi. Cha mẹ nên treo lên tường hoặc đưa cho con xem. Ví dụ trong ảnh là chú chó cha mẹ sẽ chỉ vào và nói với con: Đây là con mèo. Bố mẹ đừng nói với con là “gâu gâu” để bé nhận biết chính xác tên đồ vật, con vật, người chính xác từ ban đầu.

2.3.3. Bắt chước động tác

Bé bắt chước động tác của ngườilớn

Bé bắt chước động tác của người lớn

Ở trò chơi này sẽ rèn cho bé khả năng mô phỏng động tác của người khác. Cha mẹ làm mẫu cho bé trước với các động tác đơn giản như: Phồng má, lè lưỡi, lắc đầu hoặc gật đầu,... rồi hướng dẫn, khuyến khích bé làm theo. Khi bé làm xong hãy vỗ tay, cười để khích lệ bé. Trò chơi này giúp bé hứng thú tham gia và vui vẻ, thoải mái.

Trên đây là những cách để giúp trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi phát triển toàn diện kỹ năng, giúp não bộ phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó, cha mẹ đừng quên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho con để giúp bé đảm bảo thể chất cũng như cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho trí não phát triển của bé!

Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.