Mách mẹ “công thức” chuẩn chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Mách mẹ “công thức” chuẩn chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Ở tháng thứ 4 sau sinh, trẻ phát triển rất nhanh về cân nặng, chiều cao. Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ và áp dụng những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi đúng - đủ sau đây nhé!

1. Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi đã biết làm gì?

1.1. Phát triển vận động 

Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi phát triển về vậnđộng

Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi được thể hiện rõ qua các vận động, hoạt động như sau:

-  Đưa tay lên miệng

- Nâng đầu lên, biết lẫy 

- Có thể giữ được thẳng lưng, gác khuỷu tay lên cằm khi nằm sấp.

- Bé có thể quan sát mọi thứ, có thể vươn tay, nhoài người để chạm vào vật.

- Mắt bé có thể theo dõi các vật di chuyển từ bên này sang bên kia.

- Bé có thể cầm một đồ chơi nhưng chưa chắc.

1.2. Phát triển trí não

Trẻ sơ sinh phát triển khả năng quansát

Bé 4 tuổi biết quan sát, thích thú nhiều màu sắc

Khi được người lớn đưa cho đồ chơi bé có thể quan sát, thích thú với các đồ vật nhiều màu sắc, nhiều mẫu, hình dạng. Không những vậy, bé cười rất nhiều kể cả với người lạ khi được nói chuyện, tiếp xúc. Bé có thể tập bắt chước các biểu cảm của người lớn và nhận biết mọi người từ xa. Ngoài ra, bé có thể bập bẹ theo nhiều cách để giao tiếp với mọi người rằng đang cảm thấy buồn chán, vui, đói hay là buồn ngủ,...

Trẻ sơ sinh tháng thứ 5  biết làm những gì?

2. “Công  thức” giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi đúng - chuẩn

Mỗi ngày chăm sóc bé, cha mẹ sẽ tích lũy rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình nuôi con. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo một số cách chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi sau đây. Biết đâu, có những cách mẹ chưa biết để áp dụng thì sao?

2.1. Đảm bảo giấc ngủ cho bé

Đảm bảo giấc ngủ chobé

Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ 

Giấc ngủ của trẻ trong 4 tháng tuổi bắt đầu ổn định dần vì thế mẹ cũng sẽ có nhiều thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hơn. Ở tháng thứ 4 này, bé cưng có thể ngủ liên tục 6-7 tiếng ban đêm cộng với 2-3 giấc ngủ ngắn ban ngày. Bởi vậy, mẹ không nên đánh thức con khi còn đang ngủ say giấc. 

Ngoài ra, để bé ngủ con và sâu giấc hơn, mẹ nên mở nhạc nhẹ và bật đèn ngủ mờ cho con đỡ giật mình khi tỉnh giấc.

2.2. Chế độ dinh dưỡng cho bé hợp lý

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé

Thức ăn chính của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi vẫn là nguồn sữa mẹ vô giá hoặc sữa công thức. Mỗi ngày, mẹ cần đảm bảo chia nhỏ bữa ăn cho con khoảng 5-6 lần, mỗi lần cách nhau 3 tiếng. Lượng cữ sữa cho bé mỗi lần ăn dao động từ 120 - 180ml. Mỗi ngày tổng lượng sữa mẹ cần cung cấp đủ cho con khoảng 800 - 1200ml.

2.3. Chăm sóc bé mọc răng

Trẻ mọc răngsớm

Bé có thể mọc răng sớm ở 4 tháng tuổi

Những chiếc răng sữa đầu tiên trong cuộc đời của bé cũng có thể mọc ở tháng thứ 4 sau sinh này (thông thường trẻ mọc răng ở tháng thứ 6-8). Các dấu hiệu báo cho mẹ biết con mọc răng là chảy nước dãi thường xuyên, bé cắn đồ chơi, cho tất cả đồ vật xung quanh vào miệng, Không những vậy, sốt, quấy khóc, ít bú cũng là biểu hiện bé mọc răng mà mẹ không nên bỏ qua. 

Việc cần làm của mẹ nếu như trẻ mọc răng sớm ở 4 tháng tuổi là không nên ép bé ăn đầy đủ bữa, nên chia nhiều bữa nhỏ hơn. Trường hợp bé bị sốt nên lấy khăn sấp nước ấm lau vùng bẹn, nách, chân tay và người để giảm sốt. Nếu bé sốt cao nên dùng thuốc hạ sốt cho bé tránh để trẻ sốt quá cao gây co giật.

2.4. Tiêm phòng cho con

Tiêm phòng cho trẻ sơsinh

Tiêm phòng cho trẻ

Theo lịch tiêm phòng cho trẻ thì các vacxin Ho gà, Bạch hầu, Uốn ván, Bại liệt, Hib, Rotavirus được tiêm nhắc lại khi bé 4 tháng tuổi. Khi đưa trẻ đi tiêm ngừa, mẹ nên trao đổi kỹ với bác sĩ nếu như bé có phản ứng xấu trong những lần tiêm trước.

2.5. Cho bé hoạt động nhiều hơn

Cho trẻ hoạt động nhiềuhơn

Cho bé hoạt động nhiều hơn

Mẹ có thể giúp bé hoạt động nhiều hơn cả tay và chân bằng cách đặt con lên bụng hoặc cổ vũ bé tự đẩy, trườn người về phía đồ vật. Động tác chống đẩy nhỏ này có thể giúp bé tăng cường sức mạnh cơ bắp, tầm nhìn tốt hơn.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên chơi với con nhiều hơn bằng cách lắc đồ chơi tạo ra âm thay cho bé quan sát. Cha mẹ nên lưu ý vỗ tay, cười và trò chuyện với bé nhé!

2.6. Thay tã cho con ngăn ngừa bị hăm

Thay tã cho trẻ sơsinh

Thay tã cho bé

Cha mẹ có thể ngăn ngừa tình trạng hăm tã ở trẻ bằng cách thay tã cho con thường xuyên. Khi thay, mẹ nên lau, rửa sạch cho con và lau lại bằng khăn mềm sạch, trách chà xát gây tổn thương da của bé. 

Trong quá trình quấn tã, mẹ nên để lỏng tạo lỗ thoáng khí giúp không khí xung quanh vùng tã lưu thông tốt hơn.

Trên đây là những bí quyết giúp chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi tốt nhất. Hi vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho mẹ nhiều thông tin hữu ích trong quá trình nuôi con.
Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.