Cách thay tã cho trẻ sơ sinh chuẩn bài bố mẹ nào cũng nên học

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh chuẩn bài bố mẹ nào cũng nên học

Thay tã cho trẻ sơ sinh tưởng chừng như là việc đơn giản nhưng không phải cha mẹ nào cũng làm đúng cách. Điều này dễ khiến bé dễ bị hăm tã, mắc bệnh nhiễm trùng. Những kiến thức về các loại tã và cách thay tã cho trẻ sơ sinh dưới đây sẽ giúp các cha mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc con chuẩn bài!

1. Các loại tã cho trẻ sơ sinh bố mẹ đã biết hết?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tã, đa dạng từ mẫu mã đến kiểu dáng. Một số loại tã các cha mẹ thường dùng gồm có tã dùng một lần và dùng nhiều lần như:

1.1. Tã chéo, tã vải và tã xô

Tã chéo của trẻ sơ sinh

Tã chéo của trẻ sơ sinh

Đây là loại tã được sử dụng và truyền lại từ đời xa xưa. Ưu điểm của loại tã này là rẻ, thông thoáng, dễ gấp được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, nhược điểm là bố mẹ mất thời gian canh con lúc nào đi vệ sinh phải thay tã ngay nếu không trẻ quấy khóc, khó chịu. Ngoài ra, bố mẹ sẽ mất thời gian giặt giũ tã cho khô để bé kịp sử dụng.

1.2. Tã dán

Tã dá

Tã dán

Tã dán có chất liệu giống như miếng băng vệ sinh của phụ nữ. Ưu điểm nổi trội loại tã này là thấm hút tốt, được bố mẹ sử dụng khá nhiều vì tính tiện lợi, sử dụng một lần. Tuy nhiên, nhược điểm của tã là không được thông thoáng như tã chéo. Do vậy, tã dán không nên sử dụng cho bé cả ngày để tránh hăm tã, bị dị ứng vùng kín cho bé nếu dùng phải loại kém chất lượng.

1.3. Tã quần (bỉm)

Tã quần Mễ Mễ

Tã quần Mễ Mễ

quần có thiết kế như một chiếc quần thu nhỏ. Ưu điểm của tã quần là rất sạch sẽ, sử dụng một lần, chống tràn và tạo cho bé cảm giác thoải mái. Mỗi ngày bố mẹ chỉ cần thay khoảng 4-5 chiếc thay vì thay 9-10 cái so với tã thông thường. Nhược điểm tã quần là khó đắt so với các loại tã khác. 

1.4. Miếng lót sơ sinh

Miếng lót cho trẻ sơ sinh

Miếng lót cho trẻ sơ sinh

Cũng giống như miếng tã dán, miếng lót sơ sinh được thiết kế giống với băng vệ sinh của chị em phụ nữ. Ưu điểm của miếng lót sơ sinh khá tiện dụng, dùng một lần và rất sạch sẽ. Tuy nhiên, nhược điểm của miếng lót này sử dụng khá tốn kém, bố mẹ phải thay nhiều, khả năng chống tràn kém dễ gây hăm da, mẩn ngứa cho bé.

Xem thêm: Cách dùng miếng lót sơ sinh với tã chéo.

2. Hướng dẫn cách thay tã cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn

2.1. Cách thay tã vải cho bé

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh

2.1.1. Chuẩn bị

Để quá trình thay tã cho con được nhanh chóng, thuận tiện, cha mẹ nên đảm bảo các vật dụng hỗ trợ luôn trong trạng thái sẵn sàng. Các vật dụng cha mẹ cần chuẩn bị gồm:

- Miếng tã vải sạch: Từ 1 - 2 miếng.

- Khăn giấy ướt hoặc bông gòn: 1 gói (mỗi lần dùng tùy theo nhu cầu)

- Nước ấm: 1 thau

- Khăn sạch: 1 chiếc

- Kem trị hăm: 1 lọ

- Miếng lót chống thấm cho bé: 1 chiếc

- Quần mới (nếu quần cũ đã bẩn): 1 chiếc

Sau khi đã chuẩn bị các vật dụng cần thiết, cha mẹ hãy rửa tay thật sạch dưới vòi nước và lau khô tay. Chọn nơi kín gió, sạch sẽ để thay tã cho bé rồi trải miếng lót chống thấm lên giường hoặc trên sàn.

2.1.2. Các bước thực hiện thay tã vải cho bé

Các bước thay tã vải cho bé

Các bước thay tã vải cho bé

- Bước 1: Bày chiếc tã vải sạch ra sẵn và gấp trước nếu cần thiết.

- Bước 2: Từ từ tháo các nút, nút thắt của chiếc tã cũ.

- Bước 3: Kéo nửa trước của chiếc tã bẩn xuống. Nếu là bé trai hãy dùng miếng vải sạch hoặc chiếc tã khác che dương vật của bé tránh bị bé tè vào người.

- Bước 4: Nếu trong tã có phân, cha mẹ hãy sử dụng nửa trước của tã để lau sơ khu vực này.

- Bước 5: Cha mẹ dùng một tay để nắm hai mắt cá chân bé, rồi nhẹ nhàng nhấc chân bé lên. Tay còn lại bố mẹ vừa cuộn nửa sau chiếc tã cũ và vừa lau sơ qua.

- Bước 6: Làm sạch vùng kín của bé bằng khăn ướt hoặc khăn vải ẩm, bông gòn. Với bé gái hãy lau từ trước âm hộ ra sau hậu môn để tránh gây nhiễm trùng cho bé.

- Bước 7: Nếu có dính phân, lấy một khăn lau khác và làm sạch vùng mông bé. Bố mẹ có thể nhấc chân con hoặc lăn nhẹ bé sang một bên rồi sau đó đổi bên. Luôn lau kỹ cả phần gấp ngấn trên đùi và mông của bé nhé bố mẹ!

- Bước 8: Bỏ tã bẩn sang một bên rồi đặt tã sạch bên dưới lưng bé làm sao cho mặt sau vừa bằng với thắt lưng.

- Bước 9: Hãy kéo nửa trước của tã mới lên bụng bé. Đối với bé trai điều chỉnh dương vật trẻ hướng xuống dưới để tránh tiểu tràn. 

Lưu ý: Khi kéo tã, cha mẹ điều chỉnh làm sao mặt sau tã cao hơn mặt trước để vải không ảnh hưởng đến cuống rốn bé. Còn phần giữa tã nên trải rộng thoải mái, mặc quần cho bé không bó sát ảnh hưởng chân bé, gây sự khó chịu cho bé.

- Bước 10: Đóng chặt tã bằng cách buộc hoặc gài nút, sử dụng một số gim nhựa hỗ trợ. 

- Bước 11: Sau khi thay tã cho bé, mẹ mặc thêm cho con chiếc quần bên ngoài.

- Bước 12: Bố mẹ đặt con nơi sạch sẽ, an toàn rồi thu dọn tã bẩn, giặt giũ và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng rồi mới bế lại bé!

2.2. Cách thay tã dùng một lần cho bé

Cách thay tã một lần cho bé

Cách thay tã dùng một lần cho bé

2.2.1. Chuẩn bị

Cũng giống phần chuẩn bị thay tã vải cho bé. Đầu tiên, bố mẹ rửa sạch tay và làm khô tay bằng khăn lau. Sau đó, chuẩn bị khu vực sạch sẽ, ấm áp để thay đồ cho bé. 

Các vật dụng cần chuẩn bị khác gồm có: tã sạch, khăn giấy, nước ấm, khăn lau, kem chống hăm.

2.2.2. Các bước thay tã dùng một lần cho bé

Các bước thay tã cho bé

Các bước thay tã cho bé

- Bước 1: Mở miếng dán trên tã cũ rồi gấp lại tránh dính vào người bé.

- Bước 2: Kéo nửa phần trước miếng tã bẩn từ vùng kín bé xuống. Đối với bé trai mẹ dùng vải sạch che phần dương vật tránh việc bé tè bắn vào người. Trong trường hợp có phân trong tãm mẹ lấy phân trước túm gọn và lau sạch.

- Bước 3: Mẹ nắm hai chân bé nhấc lên nhẹ nhàng còn tay kia gấp đôi miếng tã cũ bẩn bỏ ra ngoài.

- Bước 4: Lau sạch phần trước bé bằng khăn mềm. Đối với bé gái mẹ lau từ phần trước ra phần hậu môn. Việc làm này sẽ tránh cho con bị vi khuẩn xâm nhập âm đạo gây nhiễm trùng. Mẹ lưu ý lau cả phần đùi, hậu môn sạch sẽ, để thoáng cho bé trước khi dùng vải sạch lau khô.

- Bước 5: Bôi một lớp kem chuyên chống hăm tã cho bé. 

- Bước 6: Mở miếng lót tã mới và đặt xuống mông bé làm sao phần trên tã ôm lấy phần hông. Sau đó, kéo phần trên của tã lại sao cho giáp bụng bé. Với bé trai nên đặt dương vật sát xuống để tránh tình trạng bé tè lên phần trên cùng của tã.

- Bước 7: Không che kín phần rốn bé cho tới khi dây rốn khô và rụng đi. Các mẹ có thể mua tã mặc thiết kế trống phần rốn bé hoặc có thể gập gọn phần tã ngắn hơn sao cho không đụng đến phần rốn trẻ.

- Bước 8: Đảm bảo khoảng cách tã giữa 2 chân bé có độ rộng vừa phải, không quá chật gây khó chịu bé, làm ảnh hưởng làn da bé. Sau đó, mẹ dán miếng keo dính ở hai đầu tã cố định làm sao không vào da bé.

- Bước 9: Mẹ mặc cho bé quần bên ngoài rồi đặt bé nơi khô thoáng, an toàn.

- Bước 10: Mẹ dọn phần phân và tã bẩn rồi rửa tay sạch xà phòng, lau khô tay trước khi bế bé trở lại.

3. Nên thay tã cho bé một ngày bao nhiêu là đủ?

Nên thay tã bao nhiêu lần một ngày cho bé

Nên thay tã một ngày cho bé bao nhiêu là đủ?

Theo các chuyên gia, để đảm bảo bé không bị hăm tã, không ảnh hưởng đến da thì sau 4 tiếng cha mẹ phải thay tã cho bé ít nhất 1 lần. Số lần thay tã cho bé tùy theo chất thải của bé trong ngày. Thông thường bé 1 tháng tuổi, bố mẹ cần thay khoảng 10 đến 12 lần. Số lần thay tã sẽ tương đương với số lần mẹ cho con bú. Khi trẻ lớn hơn, số lần thay tã sẽ giảm xuống.

Trên đây là cách thay tã cho trẻ sơ sinh. Hi vọng rằng, với những chia sẻ trên đã giúp cha mẹ có thêm kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc cho con yêu của mình. Chúc bố mẹ có hành trình nuôi con luôn thành công!
Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.