Có thể mẹ chưa biết: Ở cữ là gì, ở cữ kiêng những gì?

Có thể mẹ chưa biết: Ở cữ là gì, ở cữ kiêng những gì?

Theo kinh nghiệm dân gian, người mẹ sau sinh cần có thời gian ở cữ để tránh bệnh hậu sản, ảnh hưởng tới sức khỏe sau này. Vậy ở cữ là gì, ở cữ kiêng những gì? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp ngay sau đây.

1. Ở cữ là gì, ở cữ kiêng những gì?

Ở cữ là gì, ở cữ kiêng những gì?

Ở cữ là thuật ngữ các ông bà ta nói về giai đoạn nghỉ ngơi hậu sinh nở giúp người mẹ phục hồi sức khỏe. Còn theo bác sĩ sản khoa Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, sau khi sinh và chuyển dạ, mẹ bầu bị mất nhiều sức, thậm chí gặp vấn đề rủi ro nguy hiểm. Vì thế, việc ở cữ sau sinh là cần thiết. Nếu sản phụ không kiêng cữ có thể dẫn đến các bệnh hậu sản sau sinh như băng huyết, đau nhức xương khớp, rách vết mổ,..

 

Người mẹ nên ở cữ mấy tháng? Cũng theo quan niệm ông bà ta, "bà đẻ" cần ở cữ đủ 100 ngày (tức 3 tháng 10 ngày) với những quy định nghiêm ngặt như ở trong phòng kín, không được tắm rửa, đánh răng, không được nói chuyện,... Tuy nhiên, hiện nay các bác sĩ sản khoa cho rằng việc kiêng cữ quá mức như vậy không nên, phản khoa học có thể gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và con. Thời gian bà mẹ sau sinh ở cữ tốt nhất là trong 1 tháng (tức 30 ngày).

2. 9 cách ở cữ khoa học mẹ sau sinh nên biết

Sau sinh, cơ thể người mẹ thay đổi và hao tổn sức khỏe rất nhiều. Đó là những vết khâu tầng sinh môn, vết khâu mổ đẻ,... và cần có thời gian để hồi phục. Dưới đây là những cách ở cữ đúng cách, khoa học giúp mẹ bỉm sữa nhanh hồi phục sức khỏe, chị em nên tham khảo để áp dụng.

2.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sau sinh

Chị em nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày đảm bảo đầy đủ nhóm chất quan trọng như: chất béo, protein, tinh bột, chất xơ và nguyên tố vi lượng. Ngoài ra, các mẹ cũng chú ý kiêng cữ một số loại thực phẩm dưới đây:

- Thực phẩm nhiều gia vị, cay nóng: Làm ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ khiến trẻ lười bú.

- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Chứa chất béo không tốt và khó tiêu hóa.

- Tránh đồ uống có cồn, caffeine: Đồ uống này có thể làm trẻ mất ngủ, bị kích thích, còn với mẹ ảnh hưởng đến việc tiết sữa.

- Rau muống, lòng trắng trứng, gạo nếp và thịt bò: Gây sẹo lồi, gây mủ cho chị em sau sinh.

- Cải bẹ xanh, cải đắng: Gây chứng són tiểu sau sinh.

2.2. Tránh mang vác vật nặng

Tránh mang vác vật nặng sau sinh

Khoảng thời gian ở cữ, cơ thể người mẹ còn rất mệt mỏi không nên mang vác vật nặng. Lý do là trong quá trình nâng, vác vật nặng sản phụ cần sử dụng cơ bụng, tay. Điều này ảnh hưởng lớn đến vết thương tầng môn sinh, vết rạch tử cung. 

Bên cạnh đó, các mẹ sau sinh nên hạn chế giơ tay, rướn người để lấy vật trên cao. Đây là lưu ý cần kiêng cữ sau sinh thường hay kiêng cữ sau đẻ mổ mà các mẹ nên thực hiện. 

 

2.3. Không sử dụng các thiết bị điện tử

Tránh xa các thiết bị điện tử sau sinh

 

Sau sinh cần kiêng những gì? Sử dụng các thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng nhiều đến mắt, ngồi nhiều gây ra vấn đề đau lưng, cổ. Do đó, thay bằng việc sử dụng điện thoại, xem tivi,... thì mẹ sau sinh nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn như đi bộ, tập yoga nhẹ nhàng.

2.4. Không quan hệ tình dục từ 6-8 tuần sau sinh

Không nên quan hệ tình dục từ 6-8 tuần sau sinh

Sau sinh cơ thể của chị em chưa hồi phục. Nếu “quan hệ” vợ chồng sớm có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu vùng kín. Theo các chuyên gia y tế, thời gian tốt nhất để “làm chuyện ấy” ở chị em là 6-8 tuần sau sinh.

2.5. Không sử dụng thuốc chưa có chỉ định bác sĩ

Không sử dụng các loại thuốc chưa có chỉ định của bác sĩ

Khi gặp các vấn đề về sức khỏe sau sinh, chị em tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng. Lý do được đưa ra là các loại thuốc dùng không có chỉ định bác sĩ có thể đi vào dòng sữa mẹ ảnh hưởng không tốt đến trẻ.

2.6. Tránh căng thẳng, mệt mỏi

Mệt mỏi, căng thẳng sau sinh

Khi mẹ bỉm sữa căng thẳng, mệt mỏi sẽ tác động đến nguồn sữa mẹ dẫn đến việc bé quấy khóc, khó chịu và chậm lớn. Trường hợp chị em chăm sóc bé quá mệt mỏi hãy nhờ người thân hoặc thuê người giúp việc để dành thời gian cho việc nghỉ ngơi.

2.7. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Tắm rửa, vệ sinh cá nhân sau sinh

Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh nên kiêng tắm, gội và đánh răng suốt 3 tháng 10 ngày. Thế nhưng, theo bác sĩ chuyên khoa sản, sản phụ chỉ cần hạn chế tiếp xúc nước khoảng 2-3 ngày. Trong thời gian từ ngày thứ 4 sau sinh trở đi, mẹ bỉm sữa có thể gội đầu, tắm toàn thân bằng nước ấm để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và tránh nguy cơ viêm nhiễm da sau sinh. 

Lưu ý: Mẹ bỉm sữa không nên tắm gội quá lâu, tắm xong cần lau khô toàn thân, mặc quần áo và đi tất ấm cơ thể.

 

2.8. Ngồi và nằm đúng tư thế

Nên nằm, ngồi đúng tư thế sau sinh

Sau khi sinh, mẹ không nên ngồi xổm hoặc nằm trong tư thế ngửa vắt chân. Bởi vì, các tư thế này khiến tử cung chậm hồi phục, sản dịch bị chảy ra ngoài, sa tử cung rất nguy hiểm.  Trong trường hợp các mẹ ngồi nhiều, nằm nhiều mỏi lưng có thể chườm nóng vùng lưng, bẹn và cổ để sẽ dễ chịu hơn.

2.9. Ngủ đủ giấc

Mẹ bỉm sữa nên ngủ đủ giấc sau sinh

Ngủ đủ giấc sẽ giúp mẹ bỉm sữa lấy lại sức khỏe sau thời gian vượt cạn. Ngủ đủ giấc thúc đẩy tăng tiết sữa, giúp tuyến vú hoạt động hiệu quả hơn.

Bên cạnh việc ở cữ đúng cách, khoa học trên chị em sau sinh nên chú ý tới sự thay đổi cơ thể mình. Nếu gặp các dấu hiệu sốt cao trên 38 độ, ra dịch âm đạo có mùi hôi, vết mổ bị sưng đỏ, đau nhiều hay cảm thấy nôn, đau đầu,... thì nhanh chóng liên hệ bác sĩ, tới ngay cơ sở y tế thăm khám.

Hi vọng rằng, qua bài viết trên đã giúp chị em sau sinh hiểu đúng về ở cữ là gì, ở cữ kiêng những gì để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như trẻ sơ sinh. Chúc mẹ bỉm sữa có thời gian ở cữ vui vẻ, tinh thần luôn thoải mái, sớm hồi phục sức khỏe nhé!

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.