Những cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ cực chuẩn bạn nên biết

Những cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ cực chuẩn bạn nên biết

Sinh con ra thật đáng yêu và khỏe mạnh là điều mà hầu hết các mẹ mong muốn. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, các mẹ cần có cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ khoa học, đúng cách. Mời mẹ bầu cùng tiểu hiểu các tips chăm sóc thai nhi tốt nhất dưới đây nhé!

1. Cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ qua khám thai định kỳ

Khám thai kỳ, bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu tư vấn về nhiều vấn đề như hoạt động thể chất, ăn uống lành mạnh và kiểm tra sàng lọc sức khỏe. Theo khuyến nghị của các bác sĩ chuyên khoa, có khoảng 8 lần khám thai kỳ ở các mốc quan trọng mẹ bầu nên thực hiện.

Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ

Ở lần khám đầu tiên (thai nhi từ 5-8 tuần tuổi) bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát của chị em. Cụ thể:

- Lấy máu xét nghiệm để xác nhận có thai hay không và tính ngày dự sinh. 

- Đo huyết áp, cân nặng và đo chiều cao 

- Xét nghiệm nước tiểu để xác định bạn có nhiễm trùng bàng quang hay đường tiết niệu không.

- Xét nghiệm máu đầy đủ kiểm tra có bị thiếu máu, thiếu chất dinh dưỡng, mắc rubella, viêm gan B,C và các bệnh truyền nhiễm khác như HIV, giang mai,... không từ đó tư vấn hướng điều trị.

- Khám sàng lọc cổ tử cung để kiểm tra xem có dấu hiệu ung thư cổ tử cung không.

Trong các tuần tiếp theo của thai kỳ, các mẹ chú ý đến các mốc quan trọng như: 12 tuần kiểm tra Double test (sàng lọc dị tật thai nhi),  16 tuần kiểm tra Triple test (nằm trong nhóm xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi, tầm kiểm soát trước sinh), tuần 26 siêu âm thai và tiêm mũi uốn ván lần 1 hoặc lần 2 với lần mang thai thứ 2 (tiêm cách lần mang thai thứ nhất dưới 5 năm). các tuần sau chủ yếu là siêu âm, đo huyết áp và theo dõi cử động thai kèm sự phát triển kích thước của thai nhi.

2. Luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ dinh dưỡng của bà mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến con từ khi còn là bào thai cho đến lúc trưởng thành.

Bởi vậy, trong các cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ chị em không quên chú ý đến:

2.1. Đảm bảo nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng 

Chế độ ăn uống và chăm sóc thai nhi

Chế độ ăn uống là cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ hiệu quả

- Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng trung bình ở phụ nữ là 2.200 kcal/ngày. Đối với phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu cần thêm 360 kcal/ngày và trong ba tháng cuối cần thêm 475 kcal/ngày.

Tốc độ tăng cân ở mẹ bầu trong 3 tháng giữa nên duy trì mức 400gram/tuần. Trong 3 tháng cuối thai kỳ thai phụ duy trì mức cân nặng 500gram/tuần.

- Chất béo: Có vai trò quan trọng trong xây dựng màng tế bào và hệ thống thần kinh của thai nhi cũng như cung cấp năng lượng, hấp thu các vitamin tan trong dầu cho mẹ.

- Đảm bảo chất đạm: Chất đạm rất cần thiết để xây dựng nhau thai, bào thai và mô cơ thể mẹ. Nên ăn các loại thực phẩm giàu chất đạm như trứng, sữa, các loại đậu và thịt cá.

 

2.2. Đảm bảo vitamin và khoáng chất trong thai kỳ

Trong thời gian mang thai, vitamin và khoáng chất ở mẹ bầu cũng tăng lên so với bình thường để đảm bảo sự phát triển thai nhi và cho mẹ.

Các vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai nhi

Các vitamin và khoáng chất cần thiết trong thai kỳ

- Canxi rất cần thiết xây dựng bộ xương và tạo răng cho thai nhi. Giai đoạn mang thai mẹ bầu cần bổ sung canxi đủ 1000mg/ngày.

Các thực phẩm giàu canxi mà mẹ bầu có thể tiêu thụ gồm: rau xanh, cá, đậu, thực phẩm từ sữa.

- Acid folic: Có tác dụng phòng ngừa dị tật thai nhi. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu cần bổ sung ít nhất 600 microgam acid folic một ngày.

Các loại thực phẩm giàu acid folic mẹ bầu có thể tiêu thụ gồm có: rau có lá, măng tây, bắp cải, cam, chuối, trứng,...

- Vitamin A: Giúp tăng đề kháng cho cả mẹ và thai nhi. Các thực phẩm giàu vitamin gồm: lòng đỏ trứng, gan động vật, bơ, sữa, thịt, các loại rau màu xanh, màu đỏ và vàng.

Thực phẩm giàu vitamin A

Thực phẩm giàu vitamin A

- Vitamin D: Cần thiết cho hấp thu canxi và phospho. Thiếu vitamin D nguy cơ trẻ sinh ra loãng xương, nhuyễn xương, hạ canxi máu.

Thực phẩm giàu vitamin D gồm gan cá, bơ, sữa, trứng.

- Bổ sung các nhóm vi chất: Sắt, i-ốt để phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt cũng như nguy cơ trẻ sinh ra bị chậm phát triển trí tuệ, sinh non, sinh nhẹ cân, nói ngọng, câm, điếc.

Các thực phẩm giàu sắt gồm gan động vật, các loại thịt màu đỏ. Còn thực phẩm giàu i-ốt các mẹ lựa chọn cá biển và rong biển.

3. Giữ tinh thần thư giãn, tập luyện thường xuyên

Một trong cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ tốt nhất không thể không nhắc tới đó là chế độ tập luyện và tinh thần thư giãn của mẹ bầu.

Tập thể dục thường xuyên sẽ thúc đẩy lối sống lành mạnh và có giúp giảm bớt khó chịu trong thời gian mang thai. 

Giữ tính thần thư giãn và thường xuyên tập luyện

Giữ tinh thần thư giãn, tập luyện thường xuyên khi mang thai

 

Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ mang thai nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và trao đổi với bác sĩ nếu có bất kỳ sự cản trở nào trong quá trình tập luyện.

Các bài tập giúp quá trình mang thai, chuyển dạ và sinh nở dễ dàng hơn đó là: Đi bộ và bơi lội. Ngoài ra, mẹ bầu có thể áp dụng các bài tập nhẹ nhàng khác như: yoga, đạp xe trong nhà, nâng tạ đơn,... Tất cả các bài tập này chị em nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn sử dụng phù hợp với thể trạng của mình.

4. Thai giáo giúp phát triển thể chất và trí tuệ thai nhi

Thai giáo giúp thai nhi phát triển toàn diện

Thai giáo giúp thai nhi phát triển toàn diện

Thai giáo là phương pháp giúp kích thích sự phát triển các tiềm năng về thể chất lẫn trí tuệ cho thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Các phương pháp thai giáo gồm có:

- Phương pháp gián tiếp: Là phương pháp chăm sóc trực tiếp cơ thể người mẹ về mặt tinh thần, dinh dưỡng. Phương pháp này giúp thai nhi nhận biết mọi suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mẹ.

- Phương pháp trực tiếp: Bố mẹ sử dụng các thông tin bên ngoài tác động lên thai nhi qua 5 giác quan của người giúp thai nhi hưng phấn, vui vẻ, kích thích sự phát triển tinh thần bé.

5. Thường xuyên kiểm tra răng

Thường xuyên kiểm tra răng

Thường xuyên kiểm tra răng miệng

Răng miệng có ảnh hưởng lớn đến việc sinh con. Nếu thai phụ thường xuyên bị viêm lợi có thể gây biến chứng sinh non.

6. Cần tránh xa bùn đất và vật nuôi

Bà bầu nên tránh xa vật nuôi

 

Nên tránh xa vật nuôi

Bùn đất và vật nuôi có thể chứa vi khuẩn toxoplasmosis có thể gây mù hoặc phá hủy não bộ của thai nhi. Trường hợp bạn bắt buộc phải tiếp xúc nên đeo khẩu trang và găng tay nhé!

7. Luôn tắm nước mát 

Mẹ bầu nên tắm nước mát

Mẹ bầu nên tắm nước mát

Tắm nước mát là một trong những cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ hiệu quả. Nếu mẹ tắm nước quá nóng có thể gây dị tật về hệ thần kinh của bé.

8. Ăn cho hai người không phải là ăn gấp đôi

Chế độ ăn uống của bà bầu

Chế độ ăn uống của bà bầu

Khi mang thai lượng calo ở chị em tăng lên khoảng 15% còn lượng vitamin và khoáng chất tăng lên khoảng 3 lần. Vì thế, để đảm bảo dinh dưỡng cho bé và cân nặng phù hợp các mẹ nên ăn tốt hơn nhưng không phải ăn nhiều hơn.

9. Thường xuyên tắm nắng

Mẹ bầu tắm nắng

Mẹ bầu tắm nắng

Vitamin D có trong ánh nắng mặt trời rất quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Ngoài ra, việc mẹ tiếp xúc ánh sáng mặt trời còn giúp hấp thụ magie. Đây là nguyên tố cần thiết cho thai nhi phát triển mô, phốt pho và canxi hình thành và ổn định xương.

Vì vậy, để chăm sóc thai nhi khỏe mạnh từ trong bụng các mẹ nên tiếp xúc ánh nắng mặt trời mỗi ngày. Thời gian tốt nhất là trước 8h00 sáng và sau 4 giờ chiều.

10. Ngủ nghiêng về bên trái

Ngủ nghiêng về bên trái

Ngủ nghiêng sang trái

Để tăng cường lưu thông máu cho thai nhi, các mẹ nên ngủ nghiêng người về bên trái. Nếu nằm ngửa sẽ gây giảm huyết áp làm mẹ bầu bị chóng mặt, thậm chí ngưng thở khi ngủ. 

Các mẹ nên dùng gối chữ U được thiết kế riêng cho bà bầu để có giấc ngủ ngon hơn nhé!

11. Nên đi tiểu ngay khi có nhu cầu

Mẹ bầu không nên nhịn tiểu

Mẹ bầu không nên nhịn tiểu

Việc nhịn tiểu có thể tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường tiểu và có thể sinh non. Vì thế, mỗi khi cảm thấy muốn tiểu tiện thì các mẹ nên đi ngay không nên nín nhịn.

12. Chú ý đến cử động của thai

Chú ý tới những chuyển động của thai nhi

Chú ý cử động thai

Cử động thai rõ nét nhất từ tuần thứ 27 đến 32. Nếu thai nhi ít cử động so với bình thường hoặc ngưng hẳn thì hãy gọi ngay cho bác sĩ để thăm khám kịp thời.

13. Những điều cần tránh để có thai kỳ khỏe mạnh

Không nên hút thuốc khi mang bầu

Không hút thuốc lá khi mang bầu

Để có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và con thì chị em nên chú ý tránh mắc phải các vấn đề như sau:

- Không hút thuốc hoặc ở gần người hút thuốc. Bởi vì theo các chuyên gia y tế, “hút” thuốc lá chủ động hay thụ động đều gây nguy cơ sinh non, sảy thai, sinh con nhẹ cân.

- Không lạm dụng ma túy: Cocain, heroin, cần sa sẽ gây sinh non, dị tật bẩm sinh và sảy thai.

- Không thụt rửa âm đạo làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, ảnh hưởng sức khỏe của thai nhi.

Hi vọng rằng, với 5 cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ trên đã giúp các cặp đôi có thêm kiến thức hữu ích để áp dụng. Chúc mẹ bầu luôn có sức khỏe tốt và mẹ tròn con vuông nhé!
Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.