Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi chuẩn nhất

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi chuẩn nhất

Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi sẽ đạt được một số mốc quan trọng về thể chất như có thể tự ngồi được, mọc những chiếc răng đầu tiên hay có những nhận thức vượt trội so với các tháng trước đó. Bởi vậy, cha mẹ cần lưu ý việc cung cấp đủ loại dinh dưỡng trong giai đoạn này để giúp bé tăng trưởng toàn diện.

1. Sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi

1.1. Phát triển về thể chất

Phát triển về thểchất

Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, cân nặng và chiều cao trung bình của bé trai lần lượt là 7,4 - 9,2kg và 67 - 71cm, bé gái tương ứng chỉ số là 6,8 - 8,6kg và 65 - 69cm.

Một số vận động thô và tinh trong giai đoạn 7 tháng tuổi của bé được thể hiện qua:

- Bé bắt đầu tự ngồi được và dần dần vững vàng hơn.

- Bé có thể bò thành thạo và vịn vào các thành chắc để đứng dậy.

- Trẻ 7 tháng tuổi có thể cầm hai vật và đập vào với nhau hoặc cầm một vật và chuyển từ tay này sang tay kia một cách thuần thục.

-  Bé có thể dùng ngón cái và một ngón khác bất kỳ để nhặt đồ vật lên.

1.2. Phát triển ngôn ngữ và nhận thức

Bé được phát triển về khả năng ngônngữ

Khả năng nhận thức và ngôn ngữ bé phát triển

Ngoài sự phát triển về thể chất vượt trội trên thì khi bé bước vào giai đoạn 7 tháng tuổi khả năng ngôn ngữ cũng như nhận thức khá nổi trội. Bé có thể:

- Quay đầu về phía có tiếng gọi và trò chuyện cũng như phát ra âm thanh đơn giản như: bà, ba, măm,...

- Bé có thể bốc thức ăn cho vào miệng.

- Thích chơi trò ú òa cùng người thân trong gia đình.

- Có thể vươn người lấy đồ vật ngoài tầm tay của bé.

- Biết hoan hô, vẫy chào tạm biệt.

- Bé giấu mặt đi khi từ chối điều gì đó, ví dụ như thức ăn.

- Che mặt bằng tay khi người thân rửa mặt.

1.3. Khả năng thị giác dần hoàn thiện

Thị giác của bé dần được hoàn thiện

Thị giác bé dần hoàn thiện

Bé có thể phân biệt màu sắc cũng như nhận thức được về chiều sâu không gian tốt hơn các tháng trước. Không những vậy, bé có thể nhìn thấy vật thể ở khoảng cách rất xa mình. Đặc biệt, bé có thể đoán khoảng cách và ném đồ vật chính xác vào đúng vị trí mình mong muốn.

2. Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho bé 7 tháng tuổi

Trẻ 7 tháng tuổi đã chuyển sang ăn bột mặn hoặc cháo xay. Ngoài việc sử dụng sữa mẹ hoặc sữa công thức, chế độ ăn dặm đóng vai trò chính yếu trong việc cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển cho bé. Vì thế, trong thực đơn của trẻ cha mẹ lưu ý đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất thiết yếu như sau:

2.1. Chất kẽm

Bổ sung chất kẽm

Chất kẽm

Theo các chuyên gia y tế, trẻ nhỏ dễ bị nhiễm khuẩn hơn khi thiếu chất kẽm. Cha mẹ có thể bổ sung kẽm trong khẩu phần ăn của con qua các nguồn thực phẩm như: thịt bò, thịt cừu, gà tây, tôm, bí ngô, hạt vừng, đậu lăng, măng tây và sữa chua…

2.2. Chất sắt

Bổ sung chấtsắt

Thực phẩm chứa chất sắt

Sắt có tác dụng tạo ra các tế bào máu. Thực phẩm chứa nhiều sắt gồm có ​​thịt đỏ và các loại rau có lá màu xanh đậm, ngũ cốc, họ đậu. Các thực phẩm chứa vitamin C giúp hấp thu sắt đáng kể cha mẹ cần lưu ý để bổ sung cho con.

2.3. Vitamin C

Bổ sung vitaminC

Thực phẩm chứa vitamin C

Thiếu vitamin C trẻ dễ bị nhiễm trùng, lở loét trong niêm mạc miệng... Các thực phẩm giàu vitamin C có trong các loại trái cây như dâu tây, cam, quýt, dưa đỏ, đu đủ, kiwi, xoài.

2.4. Vitamin A

Bổ sung vitaminA

Thực phẩm chứa vitamin A

Vitamin A giúp tránh mờ mắt, quáng gà, khô mắt. Để giúp bé có thị lực khỏe mạnh, cha mẹ chú ý lựa chọn các nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin A như cà rốt, khoai lang, trái cây, thịt cừu, cá, thịt bò, các loại rau lá xanh đậm, sữa nguyên chất.

2.5. Omega-3

Bổ sung Omega3

 

Thực phẩm giàu Omega-3

Omega-3 được tìm thấy ở các loại cá da trơn, cá biển, các loại tảo biển, các loại hạt khô như hạt chia, quả óc chó, hạt lanh. Bố mẹ có thể xay nhuyễn cho vào bột, cháo.

2.6. Vitamin D

 

Bổ dung vitaminD

Thực phẩm giàu vitamin D

Giai đoạn này hệ xương khớp của bé phát triển mạnh với các hoạt động đứng, ngồi, bò. Cha mẹ có thể bổ sung loại vitamin này cho bé qua các thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, ngũ cốc nguyên hạt, một số sản phẩm từ sữa khác. Ngoài ra, bố mẹ nên đưa bé ra ngoài tắm nắng để tăng khả năng hấp thụ vitamin D cho bé!

Tìm hiểu ngay: Chế độ dinh dưỡng cần có cho trẻ sơ sinh 8 tháng 

3. Lưu ý khi cha mẹ cho bé ăn dặm

Tập cho bé ăn đúnggiờ

Tập cho bé ăn đúng giờ

- Cần đảm bảo bé bú đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức song song với thực đơn ăn dặm từ 600 - 800ml/ngày.

- Tập cho bé ăn theo khung giờ cố định. Thông thường là cách nhau ít nhất 4 tiếng.

- Tuyệt đối không cho bé vừa ăn và vừa xem thiết bị điện tử như tivi, điện thoại.

- Tránh không cho bé đi ăn rong.

- Đảm bảo thực đơn nhiều rau đủ, tăng chất xơ, tránh táo bón cho bé.

 - Cẩn thận cho bé sử dụng các thực phẩm có nguy cơ bị dị ứng như trứng, hải sản,..

Hi vọng rằng, với những thông tin trên đã giúp cha mẹ có thêm kiến thức và bí quyết xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi. Bố mẹ đừng quên luôn theo dõi các tin bài hữu ích tại Mễ Mễ nhé!
Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.