Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi như thế nào đúng - chuẩn?

Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi như thế nào đúng - chuẩn?

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phát triển và tăng trưởng như thế nào mới đạt mốc cơ bản là băn khoăn của không ít bậc cha mẹ. Trong bài viết này, Mễ Mễ sẽ cung cấp kiến thức hữu ích nhất cho bố mẹ trong việc chăm sóc con yêu đạt sự phát triển toàn diện!

1. Khám phá sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi 

1.1. Sự tăng trưởng về thể chất 

Tăng trưởng thể chất của bé 2 tháng tuổi

Tăng trưởng thể chất của bé 2 tháng tuổi

Ở giai đoạn 2 tháng tuổi, trẻ sơ sinh tăng trưởng vượt trội về thể chất. Trung bình bé gái 2 tháng tuổi có cân nặng khoảng 5,1kg và chiều cao 57,1cm. Còn đối với bé trai 2 tháng tuổi có cân nặng, chiều cao trung bình tương ứng là 5,5kg và 58,4cm.

1.2. Trí não bé phát triển mạnh mẽ

Sự phát triển trí não của bé 2 tháng tuổi

Sự phát triển trí não của bé 2 tháng tuổi

Bé hoàn toàn có thể nhận ra được bố mẹ và có những biểu hiện phấn khích như đạp chân, đạp tay và thích thú. Bé cũng có biết khám phá thế giới xung quanh và nhìn theo hướng đồ vật mà bé thích.

1.3. Phát triển thính giác

Trẻ 2 tháng tuổi phát triển thính giác

Trẻ 2 tháng tuổi phát triển thính giác 

Khi bé được 2 tháng tuổi đã bắt đầu có những phản ứng với âm thanh. Bé rất thích những nơi có tiếng động và thường hướng mắt về những đồ vật phát ra tiếng động đo. Vì thế, cha mẹ có thể giúp bé phát triển thính giác bằng cách treo những đồ vật phát ra âm thanh nhỏ bên nôi con để bé tự chơi.

1.4. Phát triển ngôn ngữ

Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 2 tháng tuổi

Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 2 tháng tuổi

Ngôn ngữ của bé đã bắt đầu hình thành thông qua các biểu hiện như bé thích thú hét lên và đập tay, chân mạnh. Bố mẹ có thể nói chuyện với con thường xuyên để giúp bé phát triển khả năng giao tiếp.

1.5. Thị giác được hình thành

Thị giác trẻ được hình thành

Thị giác trẻ được hình thành

Mặc dù chưa phân biệt được màu sắc nhưng bước đầu bé đã nhận ra sự thay đổi xung quanh và hướng theo sự chuyển động. Bố mẹ có thể giúp con phát triển thị giác bằng cách nói chuyện, bế con khám phá mọi ngóc ngách trong nhà, bên ngoài nhé!

1.6. Giấc ngủ và ăn uống của bé thay đổi

Bé bú sữa mẹ

Bé bú sữa mẹ

Trong giai đoạn 2 tháng tuổi, trẻ sơ sinh vẫn rất cần nhiều thời gian để ngủ. Tùy thuộc vào mỗi trẻ mà có tổng thời gian ngủ trung bình khoảng 9 - 12 giờ. Mỗi giấc ngủ kéo dài khoảng 1 - 3 giờ. Thường bé có dấu hiệu buồn ngủ khoảng 30 - 60 phút sau ăn.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tăng trưởng hoàn toàn nhờ vào nguồn sữa. Có thể là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu bé bú sữa mẹ hoàn toàn thì trong khoảng 24 giờ trẻ có nhu cầu cần bú khoảng 6-10 lần với tổng thể tích sữa từ 400 - 900ml. Còn đối với trẻ bú sữa công thức cần ăn khoảng 6 bình sữa mỗi ngày tương đương tổng thể tích sữa từ 700 - 1100ml.

1.7. Vòng ngực, đầu và cánh tay thay đổi

Vòng ngực, đầu và cánh tay bé phát triển

Vòng ngực, đầu và cánh tay bé phát triển

Khi mới lọt lòng, vòng đầu của bé vào khoảng từ 32 - 34cm, khi một tuổi đạt khoảng 44 - 46cm. Vòng ngực lúc mới sinh của bé là 30 - 31cm, bé được 6 tháng tuổi sẽ đạt kịp vòng đầu. Đối với vòng cánh tay bé lúc 1 tháng tuổi đạt 11cm, khi được một tuổi vào khoảng 15,5 cm. Khi bé được 2 tuổi kích thước không quá thay đổi nhiều nhưng bé cứng cáp hơn.

Mách cha mẹ cách chăm sóc con 3 tháng tuổi

2. Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi như thế nào đúng cách?

Để giúp bé tăng trưởng và phát triển tốt nhất thì cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề như sau:

2.1. Chăm sóc giấc ngủ cho bé

Em béngủ

Bé ngủ

Trong giai đoạn 2 tháng tuổi, ngoài giấc ngủ ban đêm, bé có thể ngủ thêm khoảng 1 - 3 giấc ngủ khác trong ngày. Thời gian ngủ tốt nhất của bé là khoảng 30 - 60 phút sau khi bú no. Thời gian ngủ trung bình mỗi bé một ngày khác nhau nên nếu nhận thấy con có dấu hiệu mệt mỏi, buồn ngủ cha mẹ hãy đưa bé đi ngủ ngay.

2.2. Chế độ dưỡng phù hợp cho bé

Chế độ dinh dưỡng cho bé

Chế độ dinh dưỡng cho bé

Thức ăn đối với trẻ sơ sinh hoàn toàn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bé có thể tự mình cảm thấy đói nhưng vẫn chưa thật sự biết tỉnh dậy để bú khi ngủ. Vì thế, sau khoảng 2 - 3 giờ mẹ nên đánh thức để bé dậy ăn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất giúp trẻ có sức đề kháng với đầy đủ nguồn dưỡng chất, vitamin khoáng chất,.. dồi dào. Bởi vậy, nếu có thể các mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời!

2.3. Chú ý lịch tiêm chủng và chăm sóc bé

Lịch tiêm phòng cho bé

Lịch tiêm phòng cho bé

Giai đoạn 2 tháng tuổi, trẻ cần được sử dụng khá nhiều vắc xin như ho gà, bạch hầu, uốn ván, Hib, bại liệt, rotavirus,... Trẻ sẽ bị sốt và quấy khóc sau tiêm nhưng cha mẹ không nên sợ sệt từ chối các mũi tiêm. Điều này sẽ giúp bé bảo vệ sức khỏe trước những căn bệnh hiểm nghèo trong cuộc đời.

2.4. Các bệnh lý thường gặp và hướng xử lý

Khi bé 2 tháng tuổi có thể gặp một số chứng bệnh. Vì vậy, cha mẹ cần nắm vững kiến thức nhận biết và có hướng xử lý phù hợp đảm bảo con có sự phát triển tốt nhất.

2.4.1. Trẻ bị tưa miệng

Bé bị tưa lưỡi

Bé bị tưa lưỡi

Nếu cha mẹ thấy trong miệng bé có những hạt trắng bên má, lưỡi mà không dễ dàng lau được thì có thể bé đã bị tưa lưỡi. Nguyên nhân bé bị tưa lưỡi thường do nấm Candida albican gây ra. Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chỉ định điều trị phù hợp.

2.4.2. Trẻ mắc trào ngược dạ dày

Trẻ bị trào ngược dạ dày

Trẻ bị trào ngược dạ dày

Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ thường xảy ra khi thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày về thực quản gây ra nôn và trớ. Đây là hiện tượng sinh lý thường gặp cha mẹ có thể xử lý bằng cách chia nhỏ bữa ăn, tránh để bé bú no. Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên quấn tã quá chặt hoặc bế xốc mạnh sau khi bé ăn.

Trong trường hợp bé bị nôn, trớ kèm dấu hiệu chậm tăng cân, rối loạn giấc ngủ thì nên đưa bé đi khám bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

2.4.3. Tắc tuyến lệ

Tắc tuyến lệ

Tắc tuyến lệ

Trẻ chảy nước mắt kèm theo ghèn nhưng không gây đỏ mắt, dịch mờ đục hoặc có màu vàng trong nước mắt thì đó là dấu hiệu của tắc nghẽn ống dẫn nước mắt. Nếu trẻ bị chảy nước mắt nhiều kèm đỏ mắt hoặc bị kích thích có thể là do bị nhiễm trùng, chấn thương,... 

Dù là nguyên nhân nào đi nữa, khi thấy bé có triệu chứng của tắc nghẽn ống dẫn nước mắt cha mẹ đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

2.4.5. Trẻ bị ho

Trẻ bị ho

Trẻ bị ho

Bé có triệu chứng ho nhiều có thể do nguyên nhân cảm lạnh, hen suyễn, viêm phế quản,... Cũng giống như trường hợp trên, cha mẹ nên đưa trẻ gặp bác sĩ và không tự xử lý tại nhà sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng bé.

2.4.6. Trẻ ngủ hay vặn mình, gồng mình

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ vặn mình

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ vặn mình

Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, cha mẹ không phải lo lắng quá. Tuy nhiên, nếu bé ngủ vặn mình và gồng mình kèm theo triệu chứng như bỏ bú, sụt cân, nôn, trớ,... thì nên đưa bé tới gặp bác sĩ ngay.

2.4.7. Trẻ bị nấc cụt

Trẻ bị nấc cụt

Trẻ bị nấc cụt

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh rất hay gặp và đến nay bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân chính xác. Nếu bé nấc cụt kèm nôn, trớ, khó ngủ, giật mình hay đổ mồ hôi nhiều thì cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm.

2.5. Giữ khoảng cách an toàn cho bé

Nên giữ khoảng cách bé với vật nuôi
Nên giữ khoảng cách bé với vật nuôi

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, cha mẹ cần lưu ý các vấn đề:

- Giữ khoảng cách các đồ vật nhỏ và đồ chơi xa bé nhằm tránh nguy cơ trẻ bị ngạt hoặc bỏ vào miệng.

- Do khả năng vận động của trẻ tăng nên cha mẹ tuyệt đối không đặt bé ở vùng nguy hiểm nhiều góc cạnh hoặc cạnh những vật sắc nhọn,...

- Tránh cho bé xa thú cưng. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch của trẻ còn non nớt, chưa hoàn chỉnh nên bé dễ bị nhiễm ký sinh trùng, dị ứng,...

2.6. Hoạt động kích thích sự phát triển của bé

Hát cho bé nghe

Hát cho bé nghe

- Hát cho bé nghe: Hát cho bé nghe là hoạt động đơn giản giúp trẻ phát triển kỹ năng nghe và hiểu ngôn ngữ. Trong quá trình hát, bố mẹ hãy thay đổi giọng điệu và quan sát xem con có đang đáp ứng với giọng của mình không.

- Nói chuyện với con: Bé có thể nghe được giọng nói của bố mẹ trò chuyện với mình. Để giúp con tăng khả năng ngôn ngữ và cảm xúc cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với con nhé!

- Massage cho bé: Việc tiếp xúc da kề da thông qua massage cho bé được các chuyên gia khuyến khích nhằm giúp bé thư giãn và mang nhiều lợi ích về cảm nhận cảm xúc của bé!

2.7. Phòng và chống hăm tã cho bé

Thay tã chống hăm cho bé

Thay tã chống hăm cho bé

Hăm tã thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Trong giai đoạn 2 tháng tuổi, trung bình mỗi ngày bé cần sử dụng từ 8 - 10 miếng tã. Bởi vậy, cha mẹ nên chú ý thay tã cho con thường xuyên tránh để bé bị ướt, dính phân dẫn đến hăm tã.

2.8. Dỗ bé khi khóc

Dỗ bé khi khóc

Dỗ bé khóc

Có rất nhiều kỹ thuật để vỗ về bé khi khóc. Cha mẹ có thể mở nhạc, sử dụng tiếng ồn trắng hoặc sử dụng vú giả. Trong trường hợp, bé quấy khóc nhiều, bỏ bú cha mẹ nên đưa con đi khám để tìm đúng nguyên nhân và có hướng điều trị chính xác.

2.9. Sử dụng ghế trên xe phù hợp

Ghế ngồi trên xe cho bé

Ghế ngồi trên xe cho bé

Nếu gia đình thường sử dụng xe hơi di chuyển thì bố mẹ mẹ nên sắm ghế ngồi phù hợp với cân nặng của con. Ghế ngồi luôn đảm bảo tiêu chí an toàn, thoải mái cho bé cũng như giúp bố mẹ dễ dàng quan sát bé. Tuy nhiên, không nên để bé ngồi quá lâu trên xe.

Hi vọng rằng, qua những chia sẻ trên đây đã giúp cha mẹ có thêm kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi một cách đầy đủ, đúng cách nhất. Mỗi bé sẽ có cá thể riêng biệt và phát triển theo kênh riêng của con. Do vậy, cha mẹ không nên so sánh con nhà mình với con nhà hàng xóm. Tuy nhiên, hãy luôn chú ý dấu hiệu bất thường trong sự tăng trưởng của trẻ từ đó có hướng xử lý kịp thời.

Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.