Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi phát triển như thế nào liệu mẹ có biết?

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi phát triển như thế nào liệu mẹ có biết?

Lần đầu có con, chắc hẳn các mẹ sẽ rất bỡ ngỡ trong quá trình chăm sóc con yêu. Các câu hỏi băn khoăn như: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi phát triển như thế nào? Làm sao để bé ăn, ngủ và phát triển toàn diện? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức bổ ích!

1. Đặc điểm sinh lý và bệnh lý của trẻ sơ sinh

1.1. Đặc điểm sinh lý

Bé bị vàng da sinhlý

Bé bị vàng da sinh lý

Ngay từ khi mới ra đời, bé đã bắt đầu tự thở bằng phổi của mình. Vòng tuần hoàn bắt đầu hoạt động thay cho vòng tuần hoàn nhau thai. Trẻ bắt đầu biết bú ngay sau sinh. Hệ tiêu hóa và thận của bé cũng bắt đầu làm việc. 

Ngoài ra, trong giai đoạn mới sinh tháng đầu, bé có thể gặp một số vấn đề sinh lý như:

- Vàng da: Thường xuất hiện từ ngày thứ 3-4 sau sinh. Trẻ có đặc điểm vàng nhẹ ở vùng mặt ngực và không có triệu chứng gì đi kèm. Bé vẫn ăn, ngủ và đi đại tiểu tiện bình thường. Sau khoảng 10-14 ngày chứng vàng da sinh lý hết hoàn toàn.

- Đỏ da: Nguyên nhân là do mạch máu dưới da trẻ phát triển, lớp mỡ dưới da mỏng nên khi bé vận động hay vặn mình thường có hiện tượng đỏ toàn thân. Hiện tượng này sẽ hết khi bé nằm yên.

- Bong da: Gặp ở trẻ sinh già tháng.

- Tăng trương lực cơ sinh lý: Thường gặp chủ yếu ở các chi và kéo dài trong khoảng vài giây. Tình trạng này sẽ hết khi bé được khoảng 2,5 tháng tuổi.

- Rụng rốn: Sau khoảng 7-10 ngày.

- Các vấn đề sinh lý khác như: Ỉa phân su, thân nhiệt không ổn định, giảm chiều cao sinh lý.

1.2. Các đặc điểm về bệnh lý

Trẻ bị viêm phổi

Trẻ bị viêm phổi

Do sức đề kháng còn yếu nên bé dễ mắc một số bệnh lý, có nguy cơ tăng nặng và thậm chí tử vong. Ví dụ như uốn ván rốn, viêm phổi, viêm rốn, nhiễm trùng máu,...

Ngoài ra, các bệnh lý khác trẻ có thể gặp phải như dị tật bẩm sinh, sứt môi, tím bẩm sinh, hở hàm ếch,... Một số bệnh liên quan đến quá trình sinh nở như gãy xương, ngạt, chảy máu não,... trẻ có thể gặp phải.

2. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi phát triển như thế nào?

2.1. Phát triển thể chất và vận động

Bé nắm chặt tay người lớn

Bé nắm chặt tay người lớn

Trẻ 1 tháng tuổi có thể biết điều khiển đôi tay. Con có thể giật, quơ tay và thậm chí đưa ngón tay, bàn tay lên miệng. Nếu đặt nằm sấp, bé có thể xoay đầu qua trái hoặc qua phải, thậm chí là nắm chặt bàn tay. 

Khi được khoảng một tháng tuổi, cân nặng của bé nhỉnh hơn lúc mới sinh rất nhiều. Hầu hết trẻ sơ sinh đều tăng gấp đôi cân nặng sau khi sinh hai tuần. Trung bình trẻ tăng cân nặng khoảng từ 150-200gr/ tuần. 

Chiều cao của trẻ sơ sinh lúc mới chào đời trung bình khoảng 48-50cm, dưới 45cm được coi là đẻ non. Trong khoảng tháng đầu sau sinh bé có thể tăng thêm được khoảng 3,5cm chiều cao.

Bên cạnh đó, vòng đầu, vòng ngực và thóp của bé cũng có sự thay đổi đáng kể ở giai đoạn sau sinh một tháng đầu. Vòng đầu của trẻ có kích thước khoảng 34cm, vòng ngực là 32cm. Thóp trước có kích thước mỗi chiều khoảng 2cm (trẻ đẻ non sẽ có kích thước lớn hơn). Thóp sau thường có hình tam giác và kín. 

Trong trường hợp cha mẹ thấy con không có dấu hiệu tăng cân hoặc phát triển thể chất thì nên đưa bé đi khám.

2.2. Phát triển khứu giác và xúc giác

Khả năng khứu giác và xúc giác trẻ phát triển

Khả năng khứu giác và xúc giác trẻ phát triển

Ngoài sự phát triển về thể chất và vận động thì trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có sự thay đổi lớn về mặt xúc giác và khứu giác. Điều này được thể hiện qua việc bé có thể xác định được mùi sữa mẹ. Bé có thể cảm nhận được vị đắng, vị chua và tìm cách né tránh khi nếm những vị không thích. Không những vậy, bé còn tỏ ra thích thú khi được cưng nựng quá mức và yêu thích những mùi nhẹ nhàng dễ chịu.

2.3. Phát triển khả năng thính giác và thị giác

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi phát triển thính giác và thị giác

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi phát triển thính giác và thị giác

Khi được khoảng một tháng tuổi, trẻ sẽ nhạy cảm hơn với thế giới bên ngoài. Đặc biệt là khả năng thính giác và thị giác của bé dần thích ứng và cải thiện rõ rệt. 

Bé có thể tập trung nhìn thấy một vật có khoảng cách từ 25 - 30 cm và theo dõi sự di chuyển của chúng. Bé cũng có thể nhận ra giọng nói và cố gắng hướng về nơi phát ra tiếng nói đó.

2.4. Hành vi của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Bé biết nhoẻn miệng cười

Bé biết nhoẻn miệng cười

Giai đoạn bé được một tháng tuổi đã biết nhoẻn miệng cười như một phản xạ tự nhiên. Khi trẻ được 6 tháng tuổi có thể cười nhiều hơn và nhận ra được khuôn mặt và giọng nói của người thân quên gia đình.

Ở thời điểm này trẻ bắt đầu xuất hiện hội chứng Colic (tức khóc dạ đề). Bé có thể khóc thường xuyên mà không rõ lý do rõ ràng. Hội chứng này có thể biến mất khi bé lớn, thường sau khoảng 4 -6 tháng tuổi.

2.5. Chế độ ăn ngủ nghỉ của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Béngủ

Bé ngủ

Đối với trẻ từ 1-2 tháng tuổi, việc thiết lập thời gian biểu phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của trẻ. 

- Nhu cầu ăn uống: Bao tử của bé khá nhỏ nên mỗi ngày chỉ cần bú từ 8-12 cữ sữa (tương đương 90-150ml sữa). Khác với những bé bú mẹ, bé bú sữa công thức cần ăn ít hơn do hệ tiêu hóa cần nhiều thời gian để hấp thu.

- Đối với nhu cầu ngủ: Trẻ cần khoảng 14-17 tiếng mỗi ngày cho thời và chia đều một ngày. Bé thường ngủ sau khi bú no, thay tã sạch sẽ hoặc sau khi tắm mát. 

 

Xem ngay: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi giúp con phát triển toàn diện

Cho bé bú khi đói

Cho bé bú khi đói

Chăm sóc trẻ sơ sinh trong thời gian một tháng đầu đúng cách là điều cần thiết để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc cho trẻ, cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

- Cho bé bú khi đói: Cha mẹ hãy cho con ăn uống theo nhu cầu nhưng cũng cần đảm bảo thời gian bé ăn ít nhất 6 lần/ngày với sữa công thức và 12 lần/ngày đối với trẻ bú sữa mẹ.

- Cho bé ngủ theo nhu cầu: Cha mẹ đừng ép con ngủ khi bé chưa muốn hoặc đánh thức khi con đang ngủ. Ngoài ra, chỗ ngủ của con phải luôn được đảm bảo về tiếng ồn, không khí, ánh sáng,...

- Cho bé tiếp xúc da kề da với cha mẹ: Bé sẽ cảm thấy yên tâm, tăng cảm xúc, tình cảm với bố mẹ.

- Tương tác nhiều với con: Cha mẹ hãy nói chuyện, chơi đùa với con thường xuyên để giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp.

- Massage cho bé: Việc massage lưng, chân, tay giúp bé tăng sức mạnh cơ bắp, từng bước hỗ trợ cho bé biết bò, bước sau này.

- Giữ vệ sinh khi chăm sóc trẻ: Luôn rửa tay trước khi cho bé bú, sau khi thay tã,...

- Đưa bé đi khám sức khỏe và tiêm chủng theo lịch: Việc làm này sẽ đảm bảo trẻ tránh khỏi các căn bệnh nguy hiểm và luôn có sức khỏe tốt nhất!

Hi vọng rằng, với những thông tin trên đã giúp các mẹ có thêm kiến thức bổ ích về sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Chúc các mẹ có thêm bí quyết chăm sóc con yêu để bé luôn được phát triển toàn diện nhất

Bài trước
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.